CHẤT SÁT KHUẨN CÓ TÁC DỤNG:
- Tiêu diệt mầm bệnh, vi khuẩn có hại trong ao.
- Sử dụng các chất sát khuẩn khác nhau, để diệt chéo các nhóm vi khuẩn có hại trong ao.
- Một số chất xác khuẩn có tác dụng mất tảo, làm ảnh hưởng pH: dùng khi cắt tảo, giảm nhớt nước.
- Một số chất xác khuẩn không làm mất tảo, ổn định pH: dùng khi cần sự ổn định môi trường
- Tùy vào mục đích sát khuẩn mà người dân có thể sử dụng hóa chất sát khuẩn vô cơ hay hữu cơ
GIỚI THIỆU 5 LOẠI CHẤT SÁT KHUẨN SỬ DỤNG PHỔ BIẾN TRONG AO NUÔI TÔM
1/ Chlorine
- Công thức hóa học: Ca(OCl)2
- Công dụng:
– Xử lý nguồn cấp nước vào đầu vụ nuôi, tiêu diệt nấm mốc – vi khuẩn – mầm bệnh tồn động có trong ao
– Diệt cá khi sử dụng liều cao > 30 ppm trở lên
– Diệt rong rêu, mảng bám trên bạt ao nuôi
– Chlorine là hóa chất phổ biến, dễ mua, nhưng trong vụ tôm sau khi thả giống không nên dùng Chlorine vì thời gian tồn động trong nước ao lâu, phá vỡ hệ vi sinh trong ao. Thêm vào đó tác dụng phụ của Chlorine là diệt tảo nên làm mất cân bằng PH, dẫn đến thiếu oxy hòa tan trong ao từ đó ảnh hưởng đến tôm đang nuôi.
2/ BKC
- Công thức hóa học: C21H38NCl
- Công dụng:
– Tiêu diệt nấm mốc, bào tử trong nước ao nuôi tôm. Sử dụng BKC 80% trước thả > 3-5 ppm , trong vụ 0.5-1 ppm tùy vào giai đoạn nuôi.
– BKC là hợp chất hữu cơ, cơ chế diệt khuẩn mạnh mẽ nhưng khi sử dụng sẽ làm giảm hàm lượng oxy hòa tan có trong ao nuôi tôm nên lưu ý chạy quạt ao khi sử dụng sản phẩm, không nên tắt quạt cho ăn sau khi sử dụng sản phẩm trong vòng 4 tiếng ( khuyến nghị ). Không nên dùng BKC trước thu hoạch 2 tuần do một số tiêu chí của nhà máy chế biến thủy sản khi xuất sang thị trường nước ngoài.
– Chính vì cơ chế trên nên dùng BKC diệt khuẩn lúc trời nắng để phát huy tác dụng của BKC đồng thời có thể giám sát diễn biến quá trình sát khuẩn ban ngày thuận lợi hơn so với chiều tối
– Không nên sử dụng BKC khi tôm bị gan nặng: gan mờ, tấp mé. Thay vào đó có thể tham khảo bằng các chất diệt khuẩn khác phù hợp hơn
3/ Glutaraldehyde
- Công thức hóa học: C5H8O2
- Công dụng:
– Tiêu diệt nấm mốc, bào tử trong nước ao nuôi tôm. Sử dụng Glutaraldehyde 50% trước thả > 5 ppm , trong vụ 0.5-1 ppm tùy vào giai đoạn nuôi.
– Cơ chế tác dụng xử lý nước ao nuôi tương tự như BKC, nhưng sản phẩm an toàn hơn trên phương diện sử dụng. Không giảm oxy hòa tan trong nước nhiều như đánh BKC, ngoài ra Glutaraldehyde còn ít làm giảm tảo hơn BKC. Dư lượng hoạt chất Glutaraldehyde hữu cơ an toàn hơn tác dụng BKC nên được thủy sản cho phép sử dụng thay thế BKC và xanh methylene.
– Có thể sử dụng Glutaraldehyde 50% diệt khuẩn ao kể cả tôm đang có hiện tượng nhiễm khuẩn gan tỵ nặng. Nên sử dụng liên tục 2 ngày để hiệu quả tốt nhất. Trong quá trình ao tôm bệnh, có khuẩn gan cao đang trong giai đoạn giảm ăn/ cắt cử điều trị cần sử dụng thêm zeolite và yucca chiều tối để môi trường ổn định hơn, giúp tôm nhanh hồi phục.
4/ Povidone Iodine
- Công thức hóa học: (C6H9NO)nxI là một hợp chất hóa học ổn định bao gồm polyvinylpyrrolidone và iodine
- Công dụng:
– Iodine tự do từ từ phóng thích ra khỏi hỗn hợp PVP-iodine, iodine thẩm thấu qua vách và màng tế bào của vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật, virus. Việc iodine giải phóng từ từ ra khỏi hợp chất PVP-iodine nên có tác dụng sát trùng tốt.
– Trong một số trường hợp, nên sử dụng Povidone Iodine thay thuốc tím ( KMnO4 ) để sát khuẩn cho ao nuôi thủy sản định kỳ.
– Hạn chế của povidone iodine:
Dễ mất hoạt tính với tác nhân ánh sáng , nhiệt độ nên hiệu quả không kéo dài
Tác dụng yếu với virus, màng bào tử
Vì vậy trong gia đoạn nuôi tôm dưới 20 ngày tuổi, povidone iodine là hóa chất rất phù hợp để xử lý khuẩn cho ao nuôi tôm buổi tối nhằm vừa diệt khuẩn, vừa giảm tảo nhưng không ảnh hưởng phụ nhiều như các chất diệt khuẩn mạnh khác.
5/ Potassium Monopersulfate
- Công thức hóa học: KHSO5
- Công dụng:
– Potasium Monopersulfate 50% sử dụng an toàn và hiệu lực trong tiêu diệt các loài vi khuẩn, virus, Mycoplasma và nấm mốc gây bệnh với thời gian tiếp xúc ngắn. Vì vậy được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi.
– Trong nuôi tôm sản phẩm tối ưu trong diệt khuẩn phòng ngừa bệnh gan tỵ cho tôm. Tuy nhiên sản phẩm này lại không diệt nấm hiệu quả như hóa chất BKC 80% và Glutaraldehyde 50%.
– Cơ chế sử dụng như Povidone Iodine, có thể sử dụng cả ban đêm nhưng lại không làm mất tảo.
Ngoài 5 nhóm chất diệt khuẩn trên, còn có các chất khác như formol, thuốc tím, oxy già 50%, peracetic acid, probionic acid, vôi CaO cũng được người nuôi tôm sử dụng tùy vào mục đích và đặc tính của từng loại trong mùa vụ.
Quá trình nuôi tôm là 1 chu trình kỳ công của người nuôi với nhiều bước. Sử dụng đúng cách hóa chất, nguyên liệu, vi sinh phù hợp và chất lượng sẽ mang đến thu hoạch giá trị cao cho người nuôi.
Lưu ý : Bài viết tham khảo từ kinh nghiệm và tài liệu nhiều nguồn, chỉ mang tính chất bổ sung kinh nghiệm , tham khảo.
Nhà cung cấp nguyên liệu – vi sinh – enzyme nhập khẩu.
Sản phẩm được giao hàng trên toàn quốc.
Công Ty TNHH MTV Việt Nhật Biotech
- Trụ sở: Tổ 22, Ấp Tân Điền, Xã Long Thượng, Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An
- Văn phòng: H4 – HQC Plaza Nguyễn Văn Linh, Xã An Phú Tây, Huyện Bình Chánh, TP.HCM
- Hotline: 0766.688.202
- Email: vietnhatbiotech@gmail.com
- Website: vietnhatbio.com