Các câu hỏi
Biện pháp tăng oxy hòa tan và hạn chế chất lơ lửng trong nuôi tôm siêu thâm canh
Khi lượng oxy hòa tan trong nước thấp, tôm thẻ chân trắng thường ăn ít và tăng trưởng chậm. Đồng thời cũng khiến chất lượng nước giảm và gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm trên tôm.
Nếu lượng ôxy hòa tan (Dissolved Oxygen – DO) trong ao nuôi tôm thấp, tốc độ tăng trưởng của tôm chậm và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) là rất cao. Phải mất nhiều thời gian để hoàn thành một vụ tôm hơn khi oxy hòa tan thấp.
Vì vây, để đảm bảo có đủ lượng oxy hòa tan trong quá trình sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng cần áp dụng các biện pháp thích hợp.
Trong quá trình nuôi tôm không ít bà con gặp tình trạng trong ao tôm xuất hiện các chất rắn lơ lửng. Các chất này là gì, liệu có nguy hiểm cho sức khỏe của tôm nuôi hay không?
Chất lơ lửng/lợn cợn trong ao sẽ phần nào phản ánh chất lượng nước ao. Các chất rắn lơ lửng này hầu hết là những chất hữu cơ phát sinh trong quá trình nuôi tôm. Lượng chất lợn cợn càng nhiều, việc phân hủy các chất lợn cợn của vi sinh vật sẽ đòi hỏi nhu cầu về oxy càng cao.
Điều đó dẫn tới nồng độ oxy hòa tan trong ao tôm bị giảm xuống, có khi xuống dưới mức nồng độ khuyến cáo cho tôm nuôi. Không những vậy, việc các chất rắn lơ lửng được hình thành và gia tăng sẽ làm giảm chất lượng nước trong ao đáng kể.
Xử lý chất lơ lửng trong ao nuôi là một việc làm cần thiết của bà con. Từ đây có thể thấy, chất lơ lửng trong ao tôm không có gì xa lạ nhưng cần được xử lý để giữ gìn chất lượng nước ao và hạn chế tối đa những rủi ro dẫn đến giảm hiệu suất của vụ nuôi.
Và trong chương trình hôm nay các diễn giả bàn chủ đề “Biện pháp tăng oxy hòa tan và hạn chế chất lơ lửng trong nuôi tôm siêu thâm canh”
Tham gia buổi tư vấn hôm nay xin được trân trọng giới thiệu 2 diễn giả tham gia chương trình:
Thạc sỹ Mai Văn Đoan, Trạm KN huyện Ngọc Hiển – TTKN
Thạc sỹ Phùng Văn Toàn, TTKN
Bà con đang xem chương trình quan tâm đến chủ đề hôm nay xin mời gửi câu hỏi về chương trình để nhận được tư vấn từ các diễn giả.
Nội dung tư vấn xoay quanh các vấn đề như:
– Bố trí mật độ thả giống thích hợp
Do tính chất của mỗi ao nuôi có lượng oxy hòa tan, độ sâu, nhiệt độ và độ mặn khác nhau. Do đó, nên bố trí sao cho hợp lý mật độ thả giống cho từng ao nuôi tôm.
– Cho ăn hợp lý
Căn cứ vào số lượng thả giống và kích thước con tôm, cùng với các nhân tố tương quan khác đưa ra số lượng thức ăn sao cho hợp lý, phòng tránh việc thức ăn dư thừa quá nhiều làm tăng lượng tiêu hao oxy trong ao nuôi.
– Tăng cường thay nước
Thay nước làm tăng lượng oxy hòa tan trong nước, hàng ngày nên thay nước từ 1/3- 1/2.
– Tránh hiện tượng nước ao phân tầng
Mưa nhiều làm cho nước mưa đọng lại phía trên, thường làm cho nước ao nuôi hình thành hiện tượng phân tầng trên ngọt dưới mặn, tạo ra thiếu oxy tầng đáy nghiêm trọng, dẫn đến tôm chết. Khi phát hiện trong nước có hiện tượng phân tầng có thể sử dụng guồng nước hoặc các dụng cụ khác khuấy nước ao nuôi lên tiến hành loại bỏ hiện tượng này.
– Thiết bị tăng oxy
Nếu oxy hòa tan trong ao nuôi thấp hơn chỉ tiêu cần đáp ứng, nên khởi động máy tăng oxy hoặc sử dụng máy móc phun nước tạo oxy. Nếu như thâm canh mật độ cao thì trong ao nuôi tôm nhất định cần trang bị lắp đặt máy tăng oxy, nguyên tắc thông thường là 1ha đặt 5 chiếc máy tăng oxy 1.1 kW, tốt nhất nên dùng máy tăng oxy dạng guồng nước.
– Sử dụng Chế phẩm sinh học tăng oxy cấp cứu
Khi xuất hiện thiếu oxy làm cho tôm nổi đầu trong ao nuôi, ngoài việc áp dụng các biện pháp như ngừng cho ăn, tăng lượng thay nước, sử dụng thiết bị tăng oxy, còn có thể sử dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái tăng oxy để cấp cứu.
Nguyên nhân gây ra chất lơ lửng trong ao tôm:
- Các chất rắn lơ lửng, hay chất thải tích lũy trong ao tôm xuất phát từ nhiều nguồn gốc khác nhau nhưng chủ yếu là đến từ chính quá trình tôm sinh trưởng, phát triển như thức ăn nuôi tôm, chất bài tiết của tôm,…
- Các chất lơ lửng xuất hiện trong ao tôm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể, thức ăn nuôi tôm chứa rất nhiều đạm và phốt pho. Các chuyên gia tính được trung bình phải có tới hơn 64% tổng lượng đạm, 77% tổng lượng thức ăn được thải ra nước ao ở dạng hòa tan lẫn không hòa tan.
Một số tác nhân khác:
- Ngoài 2 nguyên nhân chính gây nên sự hình thành các chất rắn lơ lửng trong ao tôm kể trên, chất lơ lửng trên thực tế còn đến từ một vài nguyên nhân tự nhiên cũng như có sự tác động của con người, bao gồm:
- Xác chết của một số loài sinh vật phù du trong nước.
- Tảo tàn.
- Dòng chảy của nước làm cho đất bờ ao bị rửa trôi, xói mòn.
- Cặn bã dư thừa từ các loại vôi, khoáng chất mà người nuôi dùng để cải tạo ao.
- Những chất cặn bã lơ lửng có sẵn trong trong nguồn nước do người nuôi không sử dụng ao lắng, ao lọc để xử lý nước trước khi cấp.
Hậu quả nếu không xử lý chất lơ lửng trong ao tôm:
- Một trong những nhu cầu thiết yếu của bà con nuôi tôm chính là xử lý chất lơ lửng trong ao tôm. Bởi vì các chất rắn lơ lửng này gồm các thành phần hữu cơ, là một môi trường cực kỳ tốt để vi khuẩn, virus có hại sinh sôi phát triển mạnh mẽ. Nếu bà con không tìm đến phương án xử lý những chất rắn lơ lửng này phù hợp, ao tôm sẽ tiềm ẩn các mối nguy cơ sau đây:
- Khí độc tích tụ trong ao
Các chất rắn hữu cơ lơ lửng trong ao tôm gia tăng sẽ khiến cho nồng độ khí NH3, NO2 và H2S trong ao tăng cao. Trong đó:
Khí NH3 được sinh ra từ quá trình tôm bài tiết, cùng với sự phân hủy đạm trong chất thải hữu cơ ở điều kiện thiếu khí và yếm khí.
Khí H2S được sinh ra từ những chất thải hữu cơ phân hủy trong điều kiện yếm khí.
Đặc biệt khí H2S (có mùi trứng thối) càng hiện diện trong môi trường nước nuôi với nồng độ càng cao thì sẽ dễ gây độc cho tôm và càng làm suy giảm chất lượng nước ao nhanh hơn.
- Lượng oxy hòa tan giảm
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước đóng một vai trò cực kỳ quan trọng giúp tôm hô hấp khỏe mạnh và phát triển bình thường. Tuy nhiên sự có mặt của các chất lơ lửng sẽ gây nhiều bất lợi cho việc này.
Bởi vì các chất rắn lơ lửng khi phân hủy đòi hỏi một lượng oxy hòa tan đáng kể như Biogency đã phân tích ở đầu bài. Chất lơ lửng càng cao, hàm lượng oxy hòa tan trong ao sẽ càng giảm đi, gây thiếu hụt oxy cho tôm.
Nguy hiểm hơn, khi nguồn oxy giảm quá mạnh sẽ hình thành khu vực yếm khí, từ đây sinh ra khí độc H2S gây ra mùi hôi khó chịu và làm giảm chất lượng nước. Bùn đáy ao sẽ chuyển thành màu nâu đen. Các chủng vi khuẩn có hại sẽ bắt đầu có cơ hội sinh sôi, phát triển mạnh mẽ và gây bệnh cho tôm nuôi của bà con.
Tảo độc có cơ hội phát triển.
Không chỉ gây tích tụ khí độc, sự xuất hiện dày đặc của các chất rắn hữu cơ lơ lửng còn tạo điều kiện lý tưởng cho các loài tảo độc phát triển.
Những loại tảo lam sẽ phát triển cạnh tranh và dần thay thế cho các loại tảo có lợi như tảo silic. Từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường nước ao nuôi và ảnh hưởng tới sức khỏe tôm.
Tôm dễ mắc bệnh
Ảnh minh họa: Tạt khoáng, vitamin cho ao tôm
Từ 3 nguy cơ kể trên, ta có thể dễ dàng hình dung được chúng sẽ kéo theo sức khỏe của tôm nuôi cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu các chất rắn lơ lửng trong ao không được xử lý.
Chất lượng nước kém, khí độc tích tụ và tảo độc sinh sôi sẽ khiến tôm dễ bị chán ăn, chậm lớn, dẫn tới sức đề kháng kém và dễ mắc phải các bệnh phổ biến như mòn đuôi, cụt râu, đen mang, teo mang,…
Tôm có thể mắc các bệnh đen mang, teo mang,… nếu chất thải lơ lửng quá nhiều khiến chất lượng nước giảm. Nếu lúc này bà con vẫn không có giải pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả, những con con tôm bị bệnh sẽ bỏ ăn hàng loạt, yếu dần rồi chết đi, dẫn tới một vụ nuôi không thành công.
Nguồn : Web điện tử Sở NN & PTNT Tỉnh Cà Mau
Nhà cung cấp nguyên liệu – vi sinh – enzyme nhập khẩu.
Sản phẩm được giao hàng trên toàn quốc.
Công Ty TNHH MTV Việt Nhật Biotech
- Trụ sở: Tổ 22, Ấp Tân Điền, Xã Long Thượng, Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An
- Văn phòng: H4 – HQC Plaza Nguyễn Văn Linh, Xã An Phú Tây, Huyện Bình Chánh, TP.HCM
- Hotline: 0766.688.202
- Email: vietnhatbiotech@gmail.com
- Website: vietnhatbio.com