1/ Tìm hiểu về chất phá bọt ( Defoamer )
– Chất phá bọt là chất dùng có tác dụng phá bọt antifoam
– Nhằm loại bỏ bọt một cách hiệu quả và hạn chế bọt sinh ra trong quy trình: sản xuất thực phẩm và thi công sản phẩm công nghiệp
2/ Chất phá bọt là một trong những thành phần phụ gia được ứng dụng trong các ngành:
2.1/ Ngành thực phẩm:
– Ứng dụng trong sản xuất đậu hũ, sản xuất nước mắm, dầu ăn, dùng trong ngành mía đường,…
– Trong rất nhiều ngành công nghiệp thực phẩm như làm bánh, sản xuất sữa, nước giải khát, thường sẽ có tình trạng tạo bọt trong quá trình sản xuất, nếu không phá bọt thì việc sản xuất sẽ gặp nhiều khó khăn, cản trở. Vì thế, hầu hết các cơ sở chế biến thực phẩm, thức uống đều phải nhờ vào các sản phẩm, chất phá bọt được chỉ định dùng trong thực phẩm để xử lý các tình trạng này.
– Chất phá bọt còn làm giảm tình trạng hao phí và sai số trong quá trình chiết rót đóng chai của nghành thực phẩm và đồ uống (bọt làm trào sản phẩm khi chiết rót dẫn đến tình trạng sai số về định lượng)
– Đối với lĩnh vực này, các nhà sản xuất buộc phải sư dụng những chất phá bọt antifoam đạt chuẩn quốc tế về an toàn cho sức khỏe.
– Một số loại chất phá bọt thường được sử dụng là: loại chất phá bọt hệ nhũ tương cấp thực phẩm, hoặc chất phá bọt gốc silicone cấp thực phẩm và dược phẩm…
2.2/ Ngành công nghiệp:
– Ứng dụng trong quy trình xử lý nước thải, xử lý sơn, ngành giấy: vì những ngành này khi sản xuất thường có hiện tượng bọt nổi lên trên hoặc có những lớp bọt làm cho sản phẩm không được láng, mịn, đẹp nên phải dùng chất này để giúp hạn chế bọt được tạo ra.
– Trong các ngành công nghiệp đặc biệt là ngành sơn nước và xử lí nước thải thì hiện tượng bọt được tạo lên trên bề mặt gây ảnh hưởng đến thẩm mĩ và quá trình xử lí diễn ra.
3/ Đặc điểm lưu ý khi chọn lựa chất phá bọt:
– Hoạt lực mạnh, hiệu quả tức thì, tác dụng chống tạo bọt lâu dài ở tất cả các khâu sản xuất.
– Thân thiện với môi trường.
– Không ảnh hưởng đến vi sinh.
– Hoạt động tốt trong cả môi trường kiềm, acid hay trung tính.
– Chịu được nhiệt độ cao.
– Không làm thay đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học của sản phẩm.
– Không thay đổi thuộc tính độ bền của sản phẩm.
4/ Cách sử dụng chất phá bọt:
– Chất phá bọt thường được pha loãng với nước theo tỷ lệ thích hợp do nhà sản xuất khuyến cáo.
– Đối với ngành thực phẩm: cần đảm bảo đủ các tiêu chí cần thiết Kosher, Halal, KOSHER, ISO9001, ISO14001, ISO22000,
– Đối với ngành nước thải: tác dụng trực tiếp vào những lớp bọt được hình thành trong quá trình xử lí nước thải cho lớp bọt đó tan biến nhanh chóng và các phân tử được xử lí sẽ lắng xuống đáy hồ, còn bề mặt nước sẽ trong cũng như dễ dàng cho việc xử lí nước thải đạt tiêu chuẩn khi đưa ra ngoài môi trường.
– Đối với ngành sơn nước lại vô cùng cần thiết hơn nữa vì trong quá trình sản xuất và thi công sơn nước, không khí sẽ vào trong sơn và tạo nên phản ứng cũng như tạo ra bọt cho nên khi chúng ta lăn, sơn, tô, vẽ sẽ khiến cho bề mặt có những bọt li ti làm ảnh hưởng rất lớn đến màng sơn. Khiến cho những chỗ chúng ta vừa thi công xong sẽ bị lồi lõm, không đồng đều, sần sùi, lỗ đinh trên mặt sơn khô lại,… Những điều này hoàn toàn là điều không mong muốn đối với bất kì ai trong quá trình tiến hành thi công các công trình xây dựng hay nội thất.
Nhà cung cấp nguyên liệu – vi sinh – enzyme nhập khẩu.
Sản phẩm được giao hàng trên toàn quốc.
Công Ty TNHH MTV Việt Nhật Biotech
- Trụ sở: Tổ 22, Ấp Tân Điền, Xã Long Thượng, Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An
- Văn phòng: H4 – HQC Plaza Nguyễn Văn Linh, Xã An Phú Tây, Huyện Bình Chánh, TP.HCM
- Hotline: 0766.688.202
- Email: vietnhatbiotech@gmail.com
- Website: vietnhatbio.com